Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Thông tin các xã thuộc huyện Hoa Lư, Ninh Bình

Thiên Tôn là thị trấn huyện lỵ huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Tên của thị trấn trùng với tên thần Thiên Tôn, vị thần theo truyền thuyết có nguồn gốc xuất xứ ở vùng đất kinh đô Hoa Lư.


Thị trấn Thiên Tôn được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 2003. Khi thành lập, thị trấn Thiên Tôn có 215,92 ha diện tích tự nhiên và 4.350 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị trấn Thiên Tôn : Đông giáp các xã Ninh Khang và Ninh Mỹ; Tây giáp xã Ninh Hòa; Nam giáp xã Ninh Mỹ; Bắc giáp xã Ninh Giang.
Thị trấn Thiên Tôn nằm trên quốc lộ 1A, có vị trí cửa ngõ phía Bắc của thành phố Ninh Bình. Trụ sở thị trấn cách trung tâm thành phố Ninh Bình 4 km.
Động Thiên Tôn là di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư. Động nằm ở thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Nếu như núi chùa Bái Đính thờ thần Cao Sơn trấn ngự ở cửa ngõ phía tây vào thành Nội, núi Tràng An thờ thần Quý Minh trấn ngự ở cửa ngõ phía Nam vào thành Nam thì động chùa Thiên Tôn là di tích thờ thần Thiên Tôn trấn ngự ở cửa ngõ phía đông vào thành Ngoại của khu di tích cố đô Hoa Lư.
Động nằm dưới chân núi Dũng Đương. Phần ngoài rộng khoảng 200 m vuông, nền đẳng, trần cao, giữa có hương án khá đồ sộ. Bên trái là bệ thờ 18 vị La hán. Bên phải treo quả chuông lớn đúc thời Cảnh Hưng. Phía sau hương án là một hành lang ngắn ăn thông vào một hang nhỏ tạo thành hình chuôi vồ, có án thư, bệ thờ, Long Đình đôi rồng chầu toàn bằng đá. Trong Long Đình có tượng Trấn Vũ Thiên tôn bằng đồng, nặng khoảng bốn tạ, đứng chống gươm trên lưng rùa đá, trông oai nghiêm đường bệ. Phía sau Long Đình có một giếng tròn gọi là giếng Rồng, quanh năm có nước. Từ động Thiên Tôn đi tiếp đến Quèn Ổi.
Động Thiên Tôn là tiền đồn của cố đô Hoa Lư, xưa là hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội.
Làng Du lịch quốc tế Vạn Xuân là một quần thể biệt thự kiến trúc kiểu Pháp, toạ lạc trong một khuôn viên rộng gần 2 hecta với vườn cây đẹp, bên cạnh động Thiên Tôn thuộc thị trấn Thiên Tôn - huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 83km.



Ninh An là tên một xã nằm ở phía nam huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là một xã có đường quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 6 km.Diện tích: 5,5 km²
Dân số: 5662 người
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp xã Ninh Phúc của thành phố Ninh Bình và xã Khánh Hòa, Yên Khánh.
Phía nam giáp xã Khánh Thượng, Yên Mô.
Phía tây giáp xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư.
Phía bắc giáp các phường Ninh Phong,Ninh Sơn của thành phố Ninh Bình.

Ninh Giang là tên một xã nằm ở phía bắc huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là một xã có đường quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 4,5 km.Diện tích: 6,40 km²
Dân số: 6618 người
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp xã sông Đáy, Ý Yên.
Phía nam giáp xã Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Hòa và thị trấn Thiên Tôn đều thuộc huyện Hoa Lư.
Phía tây giáp xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
Phía bắc giáp xã Gia Tân, Gia Viễn qua sông Hoàng Long.

Ninh Hải là một xã thuộc huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn xã này có khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một khu du lịch trọng điểm của Việt Nam.Diện tích: 21,90 km²
Dân số: 5147 người
Phía Bắc Ninh Hải giáp Trường Yên, Ninh Hoà, Ninh Nhất; phía Đông giáp Ninh Tiến, Ninh Thắng; Nam giáp Ninh Vân; phía Tây giáp thị xã Tam Điệp.
Ninh Hải có quần thể danh thắng Tam Cốc - Bích Động là khu du lịch có lượng khách tham quan lớn thuận lợi phát triển làng nghề truyền thống, tạo nguồn thu về du lịch, dịch vụ và thay đổi cơ cấu lao động địa phương.
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp xã Ninh Xuân và Ninh Thắng, huyện Hoa Lư.
Phía nam giáp xã Ninh Vân, Hoa Lư.
Phía tây giáp các xã Yên Sơn - thị xã Tam Điệp, xã Sơn Hà - Nho Quan và , xã Gia Sinh - Gia Viễn.
Phía bắc giáp xã Trường Yên và xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư.
Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7 km.
Thêu ren Ninh Hải là một trong 6 làng nghề truyền thống ở Ninh Bình nhận bằng làng nghề truyền thống và được nhà nước hỗ trợ phát triển. Vào năm 1285, khi theo triều đình nhà Trần đến đây, Bà Trần Thị Dung, vợ quan thái sư Trần Thủ Độ đã truyền dạy cho nhân dân nghề này.
Sản phẩm thêu làm ra đã trở thành mặt hàng truyền thống đặc sắc, chuyên bán cho khách du lịch. Những năm 1990, 100% số lao động của Ninh Hải làm thêu, người có tay nghề thấp thì làm những sản phẩm đơn giản rẻ tiền, người có tay nghề cao thì làm các sản phẩm tinh xảo hơn, giá trị hơn. Năm 2006, số lao động chuyên làm thêu giờ chỉ còn 47% số lao động của xã, riêng thôn Văn Lâm có nhiều nghệ nhân nhất khoảng 1.500 người. Ngày nay nghề thêu đã phát triển thành các tổ hợp sản xuất và doanh nghiệp tư nhân chuyên làm các mặt hàng thêu, huy động hầu hết các tay kim giỏi trong làng. Các tổ hợp sản xuất này đều đã tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, mà hầu hết là xuất khẩu ra nước ngoài.
Nghề thêu là nghề nhẹ nhàng, có nhiều triển vọng và không gây ô nhiễm môi trường nên được địa phương tạo điều kiện để phát triển.

Ninh Hòa là tên một xã nằm ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 6 km.Diện tích: 8,04 km²
Dân số: 5508 người
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp xã Ninh Mỹ, Ninh Nhất, Ninh Xuân, Hoa Lư.
Phía nam giáp xã Ninh Nhất, Ninh Bình, Ninh Xuân, Hoa Lư.
Phía tây giáp xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
Phía bắc giáp xã Trường Yên, và Ninh Giang, Hoa Lư.

Ninh Khang là tên một xã nằm ở phía đông bắc huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 3 km.Diện tích: 6,92 km²
Dân số: 6884 người
Địa giới hành chính:
Phía đông và nam giáp sông Đáy.
Phía tây giáp các xã Ninh Khánh, Ninh Bình, Ninh Mỹ, Hoa Lư và thị trấn Thiên Tôn.
Phía bắc giáp xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư.
Cũng giống như nhiều nơi ở Hoa Lư và Yên Khánh, xã Ninh Khang cũng có tục thờ thần gắn với vị thần Thiên Tôn được sùng bái ở Ninh Bình. Theo thần tích thôn Phú Gia thì đây là vị thiên thần, nguyên là hoàng tử, do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, có thai rồi sinh ra. Lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (nay là động Thiên Tôn - Hoa Lư) tu luyện. Thần có thể bay lượn, biến hóa, tận trừ tà ma quỷ quái nên được Ngọc hoàng ban cho thanh kiếm Tam thai thất tinh và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều (Ninh Bình) mà hóa. Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vương... Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa Lư được hai tướng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên được sắc phong là An Quốc hoàng đế. Ở phía đông cố đô Hoa Lư có 7 nơi thờ thần là Bích Đào, Đại Phong, Yên Cư của huyện Yên Khánh, Lực Giá và Phú Gia của huyện Gia Viễn đều thuộc Ninh Bình. Thần Thiên Tôn cùng với thần Quý Minh và thần Cao Sơn là những vị thần có nguồn gốc phát tích ở vùng văn hóa Hoa Lư, được xem là những vị thần trấn trạch Hoa Lư tứ trấn. Đều là những vị thần đại diện cho các sức mạnh siêu nhiên của trời, đất và núi được thờ ở các cửa ngõ để bảo vệ kinh đô theo quan niệm của người xưa.

Ninh Mỹ là tên một xã nằm ở trung tâm huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là một xã có đường quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 5 km.Diện tích: 4,14 km²
Dân số: 5397 người
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp xã Ninh Khang, Hoa Lư
Phía nam giáp phường Ninh Khánh, Ninh Bình và xã Ninh Nhất, Ninh Bình
Phía tây giáp xã Ninh Hòa, Hoa Lư
Phía bắc giáp xã Ninh Giang, Hoa Lư và thị trấn Thiên Tôn

Ninh Thắng là tên một xã nằm ở trung tâm huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 5,5 km.Diện tích: 4,23 km²
Dân số: 3868 người
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp phường Ninh Phong, Ninh Bình
Phía nam giáp xã Ninh Vân, Hoa Lư
Phía tây giáp xã Ninh Hải, Hoa Lư
Phía bắc giáp xã Ninh Xuân, Hoa Lư và Ninh Tiến, Ninh Bình

Ninh Vân là tên một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7,5 km.Diện tích: 12,63 km²
Dân số: 9173 người
Phía Bắc giáp các xã Ninh Hải, Ninh Thắng; phía Đông giáp Ninh An, Mai Sơn; và phía Tây giáp Thị xã Tam Điệp
Ninh Vân là xã miền núi có giao thông thuỷ bộ thuận lợi, . Cách đây khoảng 400 năm, Ninh Vân đã có nghề khai thác và chế tác đá.
Với diện tích núi đá hơn 400 ha, ngoài khối lượng lớn đá xây dựng cung cấp thường xuyên cho các nơi, Ninh Vân còn có nghề chế tác đá mỹ nghệ, đặc biệt là sản phẩm lớn đến siêu lớn.
Xã Ninh Vân có hàng trăm xe vận tải các cỡ, nhiều cụm cơ khí nhỏ và vừa với việc làm ổn định.
Ninh Vân được công nhận làng nghề truyền thống ở Ninh Bình. Với địa thế nhiều đá vôi, Nghề chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh góp phần phát triển kinh tế xã hội của Ninh Vân và nâng cao đời sống người dân. Nghề truyền thống này đã tạo ra nhiều việc làm với thu nhập khá cho người lao động Ngoài ra còn có 50 hộ sản xuất với hàng trăm lao động. Nghề chế tác đá còn tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề khác phát triển như vận tải, cơ khí.
Sản phẩm đá Ninh Vân xuất hiện ở khắp nơi: Cụm tượng đài Bà mẹ Tổ quốc ở TP Hồ Chí Minh, cụm tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, cụm tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước ở Quảng Trị, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng Bác Hồ ở Nghệ An, tượng Trần Hưng Đạo ở Chí Linh (Hải Dương), tượng đài Hoàng Văn Thụ ở Lạng Sơn, cụm tượng đài Pắc Pó ở Cao Bằng.
Gần đây, các nghệ nhân đá Ninh Vân đang thực hiện làm 500 pho tượng La Hán để xây dựng Công viên tâm linh đặt tại chùa Bái Đính và thành phố Ninh Bình. Các pho tượng có kích cỡ lớn, chiều cao trên 2 m.
Mỗi pho tượng La Hán đều được đúc một mẫu thạch cao riêng nên rất phong phú và sinh động, tinh xảo và cầu kỳ đòi hỏi phải có những đôi tay lành nghề.

Ninh Xuân là tên một xã nằm ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 4,5 km.Diện tích: 9,64 km²
Dân số: 3561 người
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp xã Ninh Nhất, Ninh Bình và Ninh Tiến, Ninh Bình
Phía nam giáp xã Ninh Thắng, Hoa Lư và Ninh Hải, Hoa Lư
Phía tây giáp xã Ninh Hải, Hoa Lư
Phía bắc giáp xã Trường Yên, Hoa Lư và Ninh Hòa, Hoa Lư

Trường Yên là tên một xã thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Phần lớn diện tích của khu di tích cố đô Hoa Lư (kinh đô Hoa Lư thể kỷ X của nước Đại Cồ Việt) và các di tích quan trọng thuộc địa phận xã Trường Yên.Xã Trường Yên nằm ở phía tây huyện Hoa Lư, giáp với huyện Gia Viễn qua sông Hoàng Long ở phía bắc và xã Gia Sinh ở phía tây. Phía đông giáp với các xã Ninh Giang, Ninh Hòa, phía nam giáp với Ninh Xuân, Ninh Hải đều thuộc huyện Hoa Lư Trường Yên là xã thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7 km.
Năm 2010, Trường Yên có diện tích 21.40 km², dân số 11650 người, mật độ dân số 544 người/km². Gồm 16 thôn: thôn Đông, thôn Tây (hay thôn Đoài), thôn Nam, thôn Bắc, thôn Trung, thôn Tam Kỳ, thôn Trường An, thôn Chi Phong, thôn Tự An, thôn Trường Sơn, thôn Trường Thịnh, thôn Trường Xuân, thôn Tân Kim, thôn Vàng Ngọc, thôn Yên Trạch, thôn Đông Thành.
Trước khi chia các thôn như trên thì Trường Yên gồm 7 làng: Yên Trung, Yên Thượng, Yên Thành, Yên Hạ, Yên Trạch, Chi Phong, Lạc Hối và khu vực rừng núi Tràng An rộng lớn ở phía nam.
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, Trường Yên hay Trường An đều chỉ cách gọi khác đi của danh từ Tràng An (muôn đời bình yên) - kinh đô nhà Hán. Tên Trường Yên dưới thời Đinh Tiên Hoàng bắt đầu được gọi Tràng An trong cụm từ "Hoa Lư Đô Thị Hán Tràng An" khi ông dựng kinh đô Đại Cồ Việt tại Hoa Lư với hàm ý khẳng định kinh đô Hoa Lư như kinh đô Tràng An của nhà Hán. Từ năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, cải Hoa Lư là phủ Trường An. Dưới nhiều thời đại vùng đất khu vực Ninh Bình ngày nay vẫn mang tên gọi là phủ Trường Yên hay phủ Tràng An.
Trên địa bàn Trường Yên có rất nhiều di tích quốc gia thuộc Cố đô Hoa Lư như: Khu vực núi đá Trường Yên: kinh đô Hoa Lư được xây dựng từ cách nối các ngọn núi đá tự nhiên bằng tường thành nhân tạo. Hệ thống núi đá vôi ở Trường Yên gồm nhiều tên gọi: núi Cột Cờ, núi Cắm Gươm, núi Thanh Lâu, núi Cổ Giải, núi Chợ...
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng: nằm ở trên nền cung điện Hoa Lư xưa.
Đền Vua Lê Đại Hành: nằm gần đền thờ Đinh Tiên Hoàng.
Hang Muối: tương truyền là nơi cất giữ muối, lương thực.
Hang Quàn
Núi Chùa Am (còn gọi là chùa Cổ Am hay chùa Đìa) nằm gần chợ Cầu Đông.
Chùa Nhất Trụ: được vua Lê Đại Hành xây dựng làm nơi ở của các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận.
Động Am Tiên: là nơi nhốt hổ báo để xử lý người có tội.
Đình Yên Trạch: Thờ vua Đinh Tiên Hoàng
Chùa Kim Ngân (hay chùa Ngần): là nơi để kho vàng bạc dưới thời Lê Đại Hành.
Phủ Đông Vương: thờ Đông Thành Vương con thứ 2 vua Lê.
Phủ Kính Thiên: Thờ Kình Thiên Vươn con cả vua Lê
Đền thờ Công chúa Phất Kim: Thờ công chúa Phất Kim con vua Đinh
Bia Cửa Đông: Bia tạc vào núi ghi lại sự tích cửa đông.
Lăng vua Đinh và lăng vua Lê: được xây dựng tại núi Mã Yên.
(ST) 
In bài này

1 nhận xét:

Mời bạn cùng đồng hành với Vầng trăng làng Trữ!