Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Đại Đô đốc Vũ Đình Huấn với đồn Gián Khẩu


Đại Đô đốc Ân quang hầu Vũ Đình Huấn là danh nhân văn hóa Ninh Bình. Ông quê ở ấp Tràng An huyện Phù Cát, phủ Quy Nhơn tỉnh Bình Định. Ông tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ rất sớm và lập nhiều chiến công. Vũ Đình Huấn góp phần lập phòng tuyến Tam Điệp vào cuối năm Mậu Thân (1788) và chỉ huy đánh đồn tiền tiêu Gián Khẩu. Năm 1789, quân Tây Sơn dừng chân ăn tết sớm tại Tam Điệp rồi bất ngờ ngược theo đường Thạch Thành (Thanh Hóa) vòng xuống Phủ Đồi, Nho Quan (Ninh Bình) về Sơn Hà, Sinh Dược (đêm 30 tết qua đây, Quang Trung vào
chùa Bái Đính thắp hương Nguyễn Minh Không – để ghi dấu sự kiện này dân địa phương đặt tên cho đoạn đường trước chùa là đường Ba Mươi).
Đô đốc Vũ Đình Huấn chỉ huy một cánh quân theo đường Quèn Ổi về ém quân tại núi Dếnh, núi Dược, núi Cô Phong lấy núi Chùa Trung Trữ (Trung Phong) làm đài chỉ huy, vượt sông Hoàng Long tiêu diệt đồn Gián Khẩu. Trong trận chiến này, con gái thứ ba của Vũ Đình Huấn là bà Đô đốc Vũ Thị Đức chỉ huy đội quân voi chiến đã anh dũng hy sinh tại trận địa. Bà được mai táng tại Bãi Vải và dân địa phương tôn vinh bà là Thần Thành Hoàng, lập đền thờ bà. Nay là đình Khiến xóm Phú Xuân thôn Thượng Hoà xã Gia Thanh huyện Gia Viễn. Nơi đây quanh năm cây cỏ xanh tươi, hương trầm nghi ngút tưởng nhớ một nữ tướng Tây Sơn, người con gái Quy Nhơn Bình Định tài hoa nằm lại trên Đất Bắc.Đại phá quân Thanh, Đại Đô đốc Vũ Đình Huấn ở lại Bắc Hà, trấn giữ phòng tuyến Nho quan – Gián Khẩu – Vị Xuyên. Ông đặt tên cho núi Chùa là Trung Phong (núi giữa làng ngọn cao chót vót), lấy nó làm vọng tiền tiêu. Lấy bãi hạ lưu Hoàng Long làm nơi huấn luyện binh sĩ. Dấu ấn Tây Sơn còn ghi đậm tại Trung Trữ là đường cái Tây Sơn và ngòi Tây Sơn. Đây là đường và ngòi dân địa phương đào đắp cho quân Tây Sơn đi.Ở lại Đất Bắc, Vũ Đình Huấn lấy vợ thứ họ Hà người Trung Trữ, sinh 2 con trai là Vũ Đình Văn, Vũ Đình Thư. (hai ông đều tuyệt tự). Mộ bà thứ họ Hà táng tại chân núi Gòi. Bà vợ thứ ba tên là Từ Trinh họ Nguyễn người làng Bãi Trữ, sinh 1 con trai là Vũ Đình Cố. Sau trở thành cụ thuỷ tổ họ Vũ Đình ở phía Bắc. Họ Vũ Đình phát triển ở hai tỉnh Bình Định, Ninh Bình, nên gọi là họ Vũ Song Bình.Họ Vũ Đình làng Bãi Trữ, xây từ đường thờ vị Đô đốc Tây Sơn Vũ Đình Huấn. Từ đường họ Vũ Đình Bãi Trữ được tỉnh Ninh Bình công nhận là “Di tích lịch sử”.Vua Quang Trung phong Ân Quang Hầu và cấp 40 mẫu ruộng cho Đại Đô Đốc Vũ Đình Huấn– cánh đồng này dân gọi là cánh đồng Hầu.Sau khi vua Quang Trung đột ngột qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần, Nguyễn Ánh nhân cơ hội liên tiếp tấn công, thành Phú Xuân thất thủ. Được tin, Vũ Đình Huấn mang quân vào nam ứng cứu, giao chiến với Nguyễn Ánh ở sông Gianh. Do lực lượng chênh lệc, Vũ Đình Huấn bị Nguyễn Ánh bắt. Nguyễn Ánh ra sức mua chuộc, nhưng Vũ Đình Huấn một mực không theo. Vũ Đình Huấn lâm bệnh và mất. Con cháu đưa hài cốt cụ về mai táng tại nguyên quán.Ca ngợi công đức Vũ Đình Huấn, khi thăm từ đường họ Vũ Đình Bãi Trữ, Hoàng Giáp Tam đăng Phạm Văn Nghị đề tặng bài trướng và hai câu đối. Câu đối dịch nghĩa như sau:Trung thành đế chế ra giữ bắcTrọn nghĩa thiên triều vào cứu namVà:Đô đốc danh thơm tràn đất bắc
Quy Nhơn lừng lẫy khắp trời nam.


In bài này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn cùng đồng hành với Vầng trăng làng Trữ!