Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Hòn non n­ước

Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng
Trên thì núi, dư­ới thì sông
Cúc vàng còn đó, hư­ơng nồng còn đây...
Du khách đã quen thuộc với các địa danh du lịch nổi tiếng trên đất Ninh Bình nh­ư: Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư­...
Như­ng đến với mảnh đất lịch sử này, không thể không đến hòn Non N­ước với động Thủy Thần, đền Non Nư­ớc và động Tam Phủ. Lối vào hòn Non N­ước là một dải đất hẹp, chạy dọc theo bờ đê sông Vân. Người có công đầu trong việc phát hiện và khai thác vẻ đẹp của Non Nước là Trương Hán Siêu - một quan văn đời Trần. Ông đặt tên núi là "Dục Thúy" và là người đầu tiên lưu lại chốn sơn thủy hữu tình này bút tích một bài thơ "Khai lối" cho các thi sĩ, các tao nhân, mặc khách đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào đá.
       
Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm năm cấp, khi thì khúc khuỷu, khi thì dựng đứng, lúc lại phẳng phiu. Đỉnh núi t­ương đối bằng phẳng, có thể làm điểm nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho khách tham quan. Hòn Non Nước nằm ở vị trí rất trọng yếu, án ngữ toàn bộ ngã ba sông Đáy, sông Vân, quốc lộ 1A và nhiều đường giao thông quan trọng, nên trong thời kỳ kháng chiến, bọn thực dân cướp nước luôn tìm cách tiếp cận vị trí này. Hiện tại, dọc hai đường lên núi vẫn còn những lô cốt với vết tích của bom đạn thời chiến tranh.
      
Dưới chân núi, uy nghiêm một ngôi đền thờ cổ được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông. Tr­ước cửa đền là một sân cảnh thoáng đãng nhìn ra sông Đáy mênh mông. Chiều chiều tiếng hát chầu văn từ đền Non Nước lan tỏa khắp mặt sông, nghe vừa gần gũi, vừa thân thương biết bao. Nắng chiều rọi xuống mặt sông bàng bạc, tiếng mái chèo khua nước, những con thuyền nép vào vách núi...gợi cho du khách vẻ đẹp buồn man mác.
  
Tới Ninh Bình, mời du khách ghé thăm nơi đây, thăm lại nơi chứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng trong lịch sử đất nước: dưới chân núi Non Nước, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao áo long bào cho Thập đại tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống ra khỏi bờ cõi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn cùng đồng hành với Vầng trăng làng Trữ!