Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Về với Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình

Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ. Đến Ninh Bình điều ấn tượng đầu tiên là những dãy núi trùng trùng điệp điệp:








Điểm đầu tiên tham quan là quần thể Chùa Bái Đính 


Hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên núi Đính.

Gần chân núi là Giếng ngọc, tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy n­ước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông.



Nước giếng có màu xanh tự nhiên của ngọc bích
Hai bên đường lên chùa là những tượng la hán làm bằng đá xanh ở Ninh Bình


Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539ha bao gồm 27ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, khu công viên văn hoá và học viện phật giáo

Khu chùa Bái Đính cổ nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.
Nhà thờ thánh Minh Không trên khu chùa Bái Đính cổ


Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha gồm điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ. Chùa sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm...

Chùa Bái Đính
Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1052 m và chiều cao sàn nâng dần theo độ dốc của sườn đồi là nơi bố trí 500 tư­ợng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2.5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế. 



Đại tượng Phật bằng đồng ngoài trời nặng 100 tấn


Đến Ninh Bình thì ko thể bỏ qua Động Thiên Tôn 

Động nằm ở thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Nếu như núi chùa Bái Đính thờ thần Cao Sơn là vị thần núi trấn ngự ở cửa ngõ phía tây vào thành trong, hang động Tràng An thờ thần Quý Minh là vị thổ thần trấn ngự ở cửa ngõ phía Nam vào thành nam thì động chùa Thiên Tôn là di tích thờ thần Thiên Tôn, là vị thiên thần trấn ngự ở cửa ngõ phía đông vào thành ngoài của khu di tích cố đô Hoa Lư.





Cổng vào động
Bước qua cổng vào hang du khách sẽ choáng ngợp trước một hang đá thiên tạo cao, dài, hình vòm cung, trông giống như miệng một con rồng khổng lồ. 

Bên trái là bệ thờ 18 vị La hán. Bên phải treo quả chuông lớn đúc thời Cảnh Hưng và Long Đĩnh làm toàn bằng đá xung quanh đều chạm khắc nổi rồng mây. 



Quang cảnh trong động 
Chùa Thiên Tôn là kiến trúc cổ kính lẫn trong vườn rộng và nhiều cây ăn quả, cây đại thụ. 

Tượng Thiên Tôn bằng đồng, bằng đồng, đứng trên lưng rùa. Hai tay thần để trước ngực, nắm chắc đốc kiếm thần, chống mũi kiếm xuống lưng rùa trông oai nghiêm đường bệ. 
Hoa Lư, nơi được nhiều người biết đến qua:


“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo"
"Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”




Hai kiến trúc nổi bậc trong khi di tích là đền vua Đinh và vua Lê

Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung 


Hồ bán nguyệt trồng hoa súng rất đẹp 

Sau Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong. Theo thuật phong thủy, bình phong để án ngũ gió độc 

Ở giữa bình phong là bông gió với họa tiết kiểu hoa cúc, ý nói lên sự trường tồn.

Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi.


Kiến trúc đăng đối trên trục thần đạo
Bề mặt của sập rồng được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng. 
Hai tay vịn của Long sàng là hai con rồng đang uốn mình trên tầng mây cao 

Xung quanh long sàng có cắm cờ tượng trưng cho các đạo quân, có nghê chầu, có ngựa trắng...

Gian giữa thờ tượng Vua Đinh Tiên Hoàng, trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống.

Hai bên cột giữa có treo câu đối: 

“Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” 

Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang và Đinh Toàn

Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn

Cách đền thờ vua Đinh 300m là đền thờ vua Lê.

Đền thờ vua Lê Đại Hành kiến trúc rất giống với đền thờ vua Đinh như thấp hơn thể hiện sự tôn kính

 
Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bên trái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải.

Trước đây tượng Dương Thái Hậu được để ở Đền thờ Vua Đinh nhưng một nhà sử học có ý kiến "Xuất giá tòng phu" nên tượng dc dời sang đền thờ vua Lê, điểm hay là khi sang đền thờ vua Lê nếu đặt theo truyền thống nam tả nữ hữu thì tượng Dương thái hậu sẽ quay lưng với đền thờ vua Đinh (cũng ko ai biết có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên hay ko) nên một số sử gia cho thế ko hay nên đặt tượng Dương thái hậu bên trái, và bên phải là vua Lê Long Đĩnh./.
In bài này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn cùng đồng hành với Vầng trăng làng Trữ!